Panic attack hay cơn hoảng loạn là một trạng thái tâm lý xảy ra đột ngột, gây căng thẳng dữ dội trong một thời gian ngắn. Kèm theo đó có thể là cảm giác tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt và các cơ bị căng cứng. Các triệu chứng kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ.
Dựa theo kinh nghiệm cá nhân, tôi biết panic attack là một điều đáng sợ. Đã nhiều lần trong đời tôi gặp phải triệu chứng này, bao gồm một lần ở phòng trị liệu của tôi, trớ trêu thay - đó lại chính là nơi tôi đã điều trị cho nhiều người mắc chứng rối loạn hoảng sợ (panic disorder). Khi đó tôi đột nhiên cảm thấy có gì đó lạ và chắc chắn một điều khủng khiếp sắp xảy ra, có thể là cơn đột quỵ. Ngay lập tức tôi ra ngoài và gọi cho anh trai, bởi vì tôi không muốn ở một mình khi thảm họa ập đến
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn là người ở đầu dây bên kia hoặc đang ở trực tiếp với ai đó khi họ gặp phải panic attack. Cách tốt nhất để phản ứng trong hoàn cảnh này là gì? Bạn có thể giúp họ thế nào? Không có nguyên tắc khó khăn và nhanh chóng nào nhưng hãy nhớ những nguyên tắc chung sau đây.
13 Cách Giúp Đỡ Một Người Mắc Panic Attack (Cơn Hoảng Loạn)
Làm Quen Với Các Triệu Chứng
Sẽ tốt hơn khi bạn biết các cơn hoảng sợ như thế nào; nếu bạn không bị bất ngờ bởi các triệu chứng, bạn sẽ trải qua lúc đó dễ dàng hơn. Thật khó để truyền tải về sự đáng sợ của panic attack nếu như bạn chưa trải qua nó.
Thường thì một cảm giác chết chóc sắp xảy ra sẽ bao trùm, rằng một điều gì đó sắp xảy ra như là chết đi, phát điên hoặc mất kiểm soát theo một cách nào đó. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm tim đập nhanh, thở nhanh, buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi và cảm giác bị tách ra khỏi thực tại.
Đừng Xác Định Nó Là Panic Attack Trừ Khi Có Lý Do Đúng Đắn
Panic attack thường xuyên bị nhầm với đột quỵ hoặc đau tim và điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Một thành viên trong gia đình tôi đã được đưa về nhà từ phòng cấp cứu với chẩn đoán bị panic attack và dùng thuốc Xanax để điều trị cho chứng này, nhưng sau đó họ mới phát hiện ra anh ấy bị đau tim. Tôi luôn khuyến khích các bệnh nhân đến trị liệu, những người được mô tả về panic attack phải kiểm tra y tế đầy đủ để loại trừ những nguyên nhân trực tiếp về sinh lý, ví dụ như bệnh tim. (Hầu hết họ đều đã trải qua các vòng kiểm tra y tế). Khi thấy nghi ngờ, hãy thận trọng.
Nhận Thức Được Nỗi Đau Buồn Của Chính Bạn
Sẽ không dễ dàng khi ở bên một người đang trong tình trạng đau khổ tột cùng. Hãy lưu tâm đến những suy nghĩ và cảm xúc của bạn chẳng hạn như sợ hãi hoặc bất lực. Nhận thức được những gì bạn đang trải qua có thể khiến bạn tập trung vào người kia tốt hơn.
Hãy Nhớ Rằng, Bản Thân Sự Hoảng Sợ Không Đáng Sợ
Mọi người thường cho rằng họ gặp khủng hoảng y tế trong một cơn panic attack, nhưng nhìn chung thì tình trạng này không nguy hiểm. ( Đôi khi những việc mọi người làm để đối phó với với cơn hoảng loạn lại tạo ra một tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như đột nhiên lấn làn khi đang tắc đường). Nếu như bạn biết rằng người đang gặp cơn hoảng loạn đó sẽ không gặp nguy hiểm về thể chất, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt thông điệp đó cho họ.
Hãy Nhớ Rằng Nó Sẽ Tự Kết Thúc
Rất may là hệ thần kinh của chúng ta có thể tự điều chỉnh, nên những gì đi lên thì cũng sẽ đi xuống. Đó là bởi hệ thống phản ứng “nghỉ ngơi và tiêu hóa” cân bằng với hệ thống phản ứng “đối mặt hay bỏ chạy” (Thông tin thêm: những hệ thống phản ứng này được miêu tả là hành động của “Hệ thần kinh đối giao cảm” là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ). Sự hoảng sợ thường bắt đầu giảm dần trong vòng 10 phút hoặc có thể sớm hơn (mặc dù trạng thái hoảng loạn cao độ không tăng đến mức hoảng loạn toàn diện thì có thể kéo dài hơn). Việc biết rằng sự hoảng sợ là có giới hạn và sẽ tự điều chỉnh được sẽ hữu ích cho bạn.
Nói Chuyện Một Cách Bình Tĩnh Và Tự Tin
Khi một cơn báo động giả về sự hoảng sợ xuất hiện thì sẽ tốt hơn nếu bạn hành động bình tĩnh. Nói rõ với người kia rằng bạn không lo lắng về sự hoảng sợ của họ. Giọng nói của bạn có thể quan trọng ngang với những từ ngữ bạn sử dụng. Giọng nhẹ nhàng sẽ truyền tải sự tự tin và kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, hệ thống này làm rung chuông cảnh báo về phản ứng “đối mặt hay bỏ chạy”.
Nói Cho Người Đó Biết Đó Là Gì
Nếu như bạn chắc chắn nó là panic attack, hãy cho người đó biết. Bạn có thể nói những câu như “không sao đâu, bạn đang gặp phải panic attack thôi. Đó là sự lo lắng. Tôi biết là bạn đang cảm thấy rất tệ. Tôi đây, tôi sẽ ở lại với bạn. Bạn sẽ vượt qua được điều này thôi”. Đừng tranh cãi với họ nếu họ cho rằng điều đó tệ hơn bạn nói nhiều. Thay vào đó, hãy thử hòa theo phản ứng của họ. Sự bình tĩnh của bạn có thể sẽ mang đến cho họ nhiều hơn so với việc cố gắng thuyết phục họ rằng đó chỉ là sự hoảng sợ thôi.
Đừng Cố Làm Cho Cơn Hoảng Sợ Dừng Lại

Có thể hiểu rằng bạn mong muốn cơn hoảng sợ dừng lại ngay lập tức. Nhưng hãy cẩn thận để không mang lại cảm giác khẩn cấp rằng người đó phải ngừng cơn hoảng sợ ngay. Thông điệp đó có thể khiến họ khó chịu hơn và nó sẽ không hữu ích cho mối quan hệ của bạn. Có một nghịch lý là nếu chúng ta càng chống lại sự hoảng sợ thì cơn hoảng sợ càng tăng lên.
Đừng Bảo Người Đó Hãy Bình Tĩnh
Trong lưu ý liên quan, có thể bạn sẽ bị thôi thúc yêu cầu người đó “bình tĩnh” hoặc “hãy thư giãn” đặc biệt nếu bạn buồn vì sự lo lắng sâu sắc của họ. Nhưng không ai có thể mong muốn sự bình tĩnh hơn chính bản thân người đang hoảng loạn. Đó là tất cả những gì họ muốn trong thời điểm ấy và khi bạn cứ khăng khăng bắt muốn họ phải ngừng hoảng sợ có thể sẽ chỉ khiến mọi sự tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy truyền đạt cho họ thấy sự hiện diện và sự hỗ trợ của bạn.
Quên Chiếc Túi Giấy Đi
Bạn có thể đã nghe gợi ý cho một người thở vào túi giấy khi hoảng loạn. Kỹ thuật này đã từng được khuyến nghị như một cách hiệu quả để ngăn chặn tình trạng đáp ứng sinh lý hít thở nhanh có thể gây ra hoảng sợ thông qua việc tăng lượng carbon dioxide trong máu. Nhưng thường nó sẽ không hiệu quả lắm và thậm chí còn khiến mọi thứ trở nên tệ hơn đặc biệt nếu trong trường hợp người đó đang lên cơn hen suyễn hoặc đau tim chứ không phải là panic attack. Nó cũng có thể tạo cho bạn niềm tin rằng”tôi có thể sống sót qua cơn hoảng loạn mà chỉ cần một chiếc túi giấy”.
Khuyến Khích Người Đó Tìm Sự Kết Nối Với Mặt Đất
Nếu bạn muốn đưa ra cho người đó một kỹ thuật, bạn có thể khuyến khích họ thử kết nối cảm giác với mặt đất. Sự hoảng loạn thường khá vô căn cứ, giống như mặt đất đang chuyển động dưới chân. Vì vậy bạn có thể thử đề nghị họ cảm nhận sàn nhà dưới chân mình hoặc thả mình ngay xuống ghế. Theo cách này, sự nhận thức tốt hơn về những cảm quan thể chất có thể đưa suy nghĩ từ chỗ đang suy nghĩ các kịch bản thảm họa trở về với các tình huống hoảng sợ họ vẫn hay gặp thường ngày.
Rủ Họ Vận Động Cùng Bạn

Một vài người cảm thấy vận động là rất hữu ích khi họ đang hoảng sợ, ngay cả khi phản xạ ban đầu là đơ ra hoặc co mình lại như thể đang cuộn tròn trong một quả bóng. Hãy rủ họ đứng lên cùng bạn, đi lại lanh quanh, vung vẩy tay chân. nếu họ từ chối điều đó thì không nên khăng khăng bắt họ làm.
Chỉ Chạm Vào Họ Nếu Họ Muốn Bạn Làm Vậy
Một số người sẽ cảm thấy thoải mái trong lúc đang hoảng sợ nếu được người khác chạm vào. Số khác thì cảm thấy ngột ngạt hoặc bị siết lại. Hãy làm theo những hướng dẫn của họ để xác định điều phù hợp với chính họ - từ cái ôm, cái khoác vai đến việc giữ khoảng cách tôn trọng.
Nếu bạn thường xuyên ở cùng một người bạn hoặc ai đó trong gia đình dễ bị hoảng sợ, hãy nói chuyện cởi mở với họ về những điều họ cảm thấy hữu ích khi gặp phải vấn đề đó. Đừng ngạc nhiên nếu họ chẳng thể nghĩa ra điều gì, bởi vì họ thực sự không biết điều gì khác hữu dụng ngoài thời gian hoặc là phải vượt qua nó. Hãy chắc chắn rằng đã hỏi những điều họ không muốn làm vì điều đó có thể chẳng giúp gì hoặc thậm chí khiến mọi thứ tệ hơn
Tôi đã không liên lạc được với anh trai mình vào ngày hôm đó khi cơn hoảng loạn ập đến trong văn phòng của mình, nhưng chỉ nghe được tin nhắn thoại của anh ấy cũng đã khiến tôi thoải mái ít nhiều. Khi cảm thấy lo lắng, chúng ta muốn có người thân ở cạnh. Đơn giản chỉ cần ở bên người đó tới khi qua cơn hoảng loạn cũng là một sự hỗ trợ rất lớn và cũng có thể là sự giúp đỡ tốt nhất mà bạn có thể làm.
Nguồn tamlyvietphap.vn